Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin thị trường bất động sản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin thị trường bất động sản. Hiển thị tất cả bài đăng

Giao dịch biệt thự liền kề đốt nóng thị trường bất động sản

Theo báo cáo của Savills, giao dịch biệt thự liền kề tại TPHCM có sự tăng trưởng đột biến khi tăng 49% theo quý và 193% theo năm.
Cụ thể, theo báo cáo của Savills, sáu dự án biệt thự, nhà liền kề và giai đoạn mới của năm dự án hiện hữu cung cấp thêm cho thị trường sơ cấp khoảng 1.100 căn. Nguồn cung sơ cấp đạt khoảng 3.800 căn, tăng 19% theo quý và 128% theo năm.

Lượng giao dịch tăng 49% theo quý và 193% theo năm nhờ tình hình hoạt động tốt của những dự án mới. Nhà liền kề chiếm 71% tổng lượng giao dịch. Tỉ lệ hấp thụ đạt 32%, tăng 7 điểm phần trăm theo quý và 8 điểm phần trăm theo năm.

Savilsl đánh giá, quận 2 và 9 tiếp tục đạt tình hình hoạt động tốt nhất trong quý này, chiếm 51% tổng lượng giao dịch. Hạ tầng phát triển và qui hoạch đô thị tốt đã hỗ trợ tình hình bán hàng tại khu Đông. Những dự án có chủ đầu tư uy tín, giá bán sản phẩm hợp lí và đa dạng tiện ích vẫn là những yếu tố chính thu hút người mua.
theo cafef.vn

Doanh nghiệp địa ốc 'lật bài ngửa' chuyện thế chấp dự án

Nhiều công ty bất động sản tại Sài Gòn đã chủ động cung cấp tình trạng pháp lý của chung cư đang bán cho khách hàng sau khi xảy ra sự cố "hiểu nhầm" 77 dự án bị bêu tên cắm ở ngân hàng là những chủ đầu tư yếu về tài chính.

 Công ty Quốc Cường Gia Lai (mã CK: QCG) là một trong những doanh nghiệp chọn chiến lược lật bài ngửa về tình trạng thế chấp tất cả các dự án để bán hàng sau khi cơ quan quản lý công bố 77 dự án trên địa bàn thành phố đang "cắm" ở ngân hàng. Nguyên nhân doanh nghiệp chọn cách làm này vì QCG bị cơ quan chức năng công bố sai thông tin, khiến cho nhà đầu tư và khách mua nhà hiểu nhầm uy tín của chủ đầu tư.

Trong đợt mở bán mới nhất của dự án chung cư cao cấp De Capella quy mô 380 sản phẩm tại mặt tiền đường Lương Định Của, quận 2, TP HCM, lãnh đạo QCG đã kèm theo những thông điệp khá rắn.

Theo đó, để minh bạch tình trạng thế chấp của các dự án, Chủ tịch HĐQT QCG, Nguyễn Thị Như Loan tuyên bố đang tiến hành khiếu nại Sở Tài nguyên Môi trường TP HCM và các cơ quan truyền thông đưa tin chưa chính xác và thiếu kiểm chứng. Bà Loan khẳng định: "Đến đầu tháng 8/2016 chúng tôi hoàn toàn không thế chấp bất cứ dự án căn hộ nhà ở thương mại nào dù rất nhiều công trình đang xây dựng, mở bán và cả dự án sắp giao nhà".

Người đứng đầu Quốc Cường Gia Lai trần tình, ngay cả dự án có vị trí đắc địa ngay khu trung tâm quận 1, dễ thế chấp nhất là công trình tại số 24 Lê Thánh Tôn, TP HCM công ty vẫn không vay và đang giao nhà cho đối tác BIDV. "Trên thực tế chúng tôi chỉ thế chấp duy nhất dự án nhà ở xã hội 6B để vay, vì lãi suất ưu đãi 5%, phục vụ khách hàng thu nhập thấp. Khi bán, công ty tiến hành giải chấp theo đúng quy định", bà Loan nói.

Việc lật bài ngửa với khách hàng về tình trạng thế chấp của toàn bộ các dự án chung cư như QCG khá phổ biến trong cộng đồng doanh nghiệp tại TP HCM. Phó tổng giám đốc Công ty Hưng Lộc Phát, Nguyễn Văn Bình tiết lộ, doanh nghiệp đang triển khai 2 dự án tại khu vực quận 7 và sẵn lòng cung cấp cho khách hàng mọi tình trạng pháp lý của dự án.

 Vị này giải thích, mặc dù doanh nghiệp chỉ thế chấp phần diện tích thương mại và những căn hộ lớn chưa bán (thuộc sở hữu riêng của chủ đầu tư) nhưng công ty vẫn sẽ cung cấp chứng thư giải chấp của ngân hàng cho người mua nhà trong vòng 24 giờ đồng hồ. "Chúng tôi có đủ cơ sở chứng minh không hề thế chấp căn hộ của khách hàng và sẵn sàng hướng đến một thế trận minh bạch thông tin trên thị trường bất động sản", ông Bình nói.

Tổng giám đốc Công ty Gia Hòa, Lê Hùng Mạnh, chủ đầu tư chung cư The Art, quận 9, TP HCM cũng chọn chiến lược cung cấp tình trạng pháp lý dự án một cách sòng phẳng cho khách mua nhà. Trước đó, hồi tháng 7, doanh nghiệp bị bêu tên oan trong danh sách 77 dự án thế chấp đã khiến cho nhiều khách hàng mua căn hộ hoang mang, lo lắng.

Ông Mạnh kể lại, doanh nghiệp vừa giải thích cặn kẽ cho khách hàng hiểu, vừa yêu cầu phía ngân hàng làm chứng thư xác nhận dự án thế chấp vì mục đích bảo lãnh bán nhà hình thành trong tương lai theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản chứ không vay đồng nào. Từ sự vụ này, công ty quyết định chuẩn bị sẵn sàng hồ sơ pháp lý của dự án để chủ động công bố thông tin mỗi đợt bán hàng chứ không thể chờ cơ quan nhà nước cập nhật thông tin hay đính chính vụ việc.

Đối với doanh nghiệp quy mô hàng chục dự án cũng bắt đầu rục rịch cân nhắc quy trình công khai toàn bộ thông tin cho khách hàng trong thời gian tới. Lãnh đạo một doanh nghiệp chuyên phát triển bất động sản cao cấp đang có 35 dự án đã, đang và sắp triển khai tại TP HCM tiết lộ: "Chúng tôi xác định rõ phải sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu về pháp lý của khách hàng cho đến khi người mua yên tâm đặt bút ký hợp đồng".

Tuy nhiên, chuyên gia này nhận xét, giữa một rừng thủ tục pháp lý nhà đất, cách phục vụ khách hàng tốt nhất là giải đáp mọi thắc mắc từng bước, từng khâu, tránh nhiễu loạn thông tin. "Doanh nghiệp địa ốc cần chứng minh bằng 2 cách, một là minh bạch thông tin, hai là bàn giao nhà đúng hẹn, chất lượng đúng cam kết", ông nói

Ghi nhận của VnExpress, cộng đồng doanh nghiệp đang có nhiều phản ứng trái chiều về việc công bố danh sách các dự án thế chấp. Những chủ đầu tư bị công bố thông tin sai lệch đang hành động khá tích cực bằng cách minh bạch thủ tục pháp lý để củng cố niềm tin với khách hàng. Những chủ đầu tư bị công bố đúng tình trạng thế chấp chọn cách im lặng, xử lý nội bộ với người mua nhà. Nhưng 77 dự án được công bố thế chấp ngân hàng vừa qua được Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM, Lê Hoàng Châu xác nhận chưa phản ánh đúng thực trạng thế chấp của gần 600 dự án đã và đang triển khai trên địa bàn.

Nhiều ý kiến cho rằng tảng băng chìm là hàng trăm dự án còn lại tại TP HCM chưa được công bố thế chấp ngân hàng liệu có lịch sử tài chính rõ ràng hay không vẫn là câu hỏi lớn. Và cuộc chiến minh bạch pháp lý trên thị trường chung cư sẽ chỉ là nửa vời nếu như việc công bố dự án thế chấp còn thiếu thông tin như hiện nay.

Một chuyên gia bất động sản hoạt động 15 năm tại thị trường TP HCM cho biết, cuộc chiến minh bạch thông tin các dự án bán nhà hình thành trong tương lai khá cam go và đầy thách thức. Cam go vì thông tin công bố chưa đầy đủ, chưa phân loại cụ thể cũng như chưa bao quát được toàn bộ thị trường. Thách thức vì các quy định của pháp luật chưa chặt chẽ về vấn đề này, đồng thời thông tin thiếu chính xác có thể gây hiểu nhầm, làm nhiễu loạn thị trường. "Nếu tất cả các doanh nghiệp không công bố thông tin đều bị phạt nặng và bị cảnh cáo công khai như trên thị trường chứng khoán thì may ra mới tạm gọi là minh bạch", ông đánh giá.

Tổng giám đốc Công ty Việt An Hòa, Trần Khánh Quang cho rằng, tính minh bạch của thị trường thách thức không chỉ người mua nhà, các doanh nghiệp bất động sản mà còn là đòn cân não đối với cơ quan quản lý. Nếu công bố sai hoặc chưa chính xác, gây thiệt hại cho doanh nghiệp và cá nhân, cơ quan quản lý có thể đối diện với việc khiếu nại và khiếu kiện. Nếu công bố chưa đủ, thị trường bất động sản có thể xảy ra kịch bản "vàng thau lẫn lộn", thiếu công bằng, càng không thể bảo vệ khách hàng một cách triệt để.

Theo ông Quang, bên cạnh việc kêu gọi các chủ đầu tư chủ động công khai tình trạng pháp lý của dự án, cơ quan quản lý nhà nước phải có công cụ giám sát, chế tài việc mập mờ thông tin cho toàn bộ thị trường. "Việc cấp bách cần làm ngay là công bố những dự án đang thế chấp quyền tài sản, vì đây là diện khó xử lý hơn thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất", ông Quang nhận định.

Doanh nghiệp địa ốc 'lật bài ngửa' chuyện thế chấp dự án

Nhiều công ty bất động sản tại Sài Gòn đã chủ động cung cấp tình trạng pháp lý của chung cư đang bán cho khách hàng sau khi xảy ra sự cố "hiểu nhầm" 77 dự án bị bêu tên cắm ở ngân hàng là những chủ đầu tư yếu về tài chính.

 Công ty Quốc Cường Gia Lai (mã CK: QCG) là một trong những doanh nghiệp chọn chiến lược lật bài ngửa về tình trạng thế chấp tất cả các dự án để bán hàng sau khi cơ quan quản lý công bố 77 dự án trên địa bàn thành phố đang "cắm" ở ngân hàng. Nguyên nhân doanh nghiệp chọn cách làm này vì QCG bị cơ quan chức năng công bố sai thông tin, khiến cho nhà đầu tư và khách mua nhà hiểu nhầm uy tín của chủ đầu tư.

Trong đợt mở bán mới nhất của dự án chung cư cao cấp De Capella quy mô 380 sản phẩm tại mặt tiền đường Lương Định Của, quận 2, TP HCM, lãnh đạo QCG đã kèm theo những thông điệp khá rắn.

Theo đó, để minh bạch tình trạng thế chấp của các dự án, Chủ tịch HĐQT QCG, Nguyễn Thị Như Loan tuyên bố đang tiến hành khiếu nại Sở Tài nguyên Môi trường TP HCM và các cơ quan truyền thông đưa tin chưa chính xác và thiếu kiểm chứng. Bà Loan khẳng định: "Đến đầu tháng 8/2016 chúng tôi hoàn toàn không thế chấp bất cứ dự án căn hộ nhà ở thương mại nào dù rất nhiều công trình đang xây dựng, mở bán và cả dự án sắp giao nhà".

Người đứng đầu Quốc Cường Gia Lai trần tình, ngay cả dự án có vị trí đắc địa ngay khu trung tâm quận 1, dễ thế chấp nhất là công trình tại số 24 Lê Thánh Tôn, TP HCM công ty vẫn không vay và đang giao nhà cho đối tác BIDV. "Trên thực tế chúng tôi chỉ thế chấp duy nhất dự án nhà ở xã hội 6B để vay, vì lãi suất ưu đãi 5%, phục vụ khách hàng thu nhập thấp. Khi bán, công ty tiến hành giải chấp theo đúng quy định", bà Loan nói.

Việc lật bài ngửa với khách hàng về tình trạng thế chấp của toàn bộ các dự án chung cư như QCG khá phổ biến trong cộng đồng doanh nghiệp tại TP HCM. Phó tổng giám đốc Công ty Hưng Lộc Phát, Nguyễn Văn Bình tiết lộ, doanh nghiệp đang triển khai 2 dự án tại khu vực quận 7 và sẵn lòng cung cấp cho khách hàng mọi tình trạng pháp lý của dự án.

 Vị này giải thích, mặc dù doanh nghiệp chỉ thế chấp phần diện tích thương mại và những căn hộ lớn chưa bán (thuộc sở hữu riêng của chủ đầu tư) nhưng công ty vẫn sẽ cung cấp chứng thư giải chấp của ngân hàng cho người mua nhà trong vòng 24 giờ đồng hồ. "Chúng tôi có đủ cơ sở chứng minh không hề thế chấp căn hộ của khách hàng và sẵn sàng hướng đến một thế trận minh bạch thông tin trên thị trường bất động sản", ông Bình nói.

Tổng giám đốc Công ty Gia Hòa, Lê Hùng Mạnh, chủ đầu tư chung cư The Art, quận 9, TP HCM cũng chọn chiến lược cung cấp tình trạng pháp lý dự án một cách sòng phẳng cho khách mua nhà. Trước đó, hồi tháng 7, doanh nghiệp bị bêu tên oan trong danh sách 77 dự án thế chấp đã khiến cho nhiều khách hàng mua căn hộ hoang mang, lo lắng.

Ông Mạnh kể lại, doanh nghiệp vừa giải thích cặn kẽ cho khách hàng hiểu, vừa yêu cầu phía ngân hàng làm chứng thư xác nhận dự án thế chấp vì mục đích bảo lãnh bán nhà hình thành trong tương lai theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản chứ không vay đồng nào. Từ sự vụ này, công ty quyết định chuẩn bị sẵn sàng hồ sơ pháp lý của dự án để chủ động công bố thông tin mỗi đợt bán hàng chứ không thể chờ cơ quan nhà nước cập nhật thông tin hay đính chính vụ việc.

Đối với doanh nghiệp quy mô hàng chục dự án cũng bắt đầu rục rịch cân nhắc quy trình công khai toàn bộ thông tin cho khách hàng trong thời gian tới. Lãnh đạo một doanh nghiệp chuyên phát triển bất động sản cao cấp đang có 35 dự án đã, đang và sắp triển khai tại TP HCM tiết lộ: "Chúng tôi xác định rõ phải sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu về pháp lý của khách hàng cho đến khi người mua yên tâm đặt bút ký hợp đồng".

Tuy nhiên, chuyên gia này nhận xét, giữa một rừng thủ tục pháp lý nhà đất, cách phục vụ khách hàng tốt nhất là giải đáp mọi thắc mắc từng bước, từng khâu, tránh nhiễu loạn thông tin. "Doanh nghiệp địa ốc cần chứng minh bằng 2 cách, một là minh bạch thông tin, hai là bàn giao nhà đúng hẹn, chất lượng đúng cam kết", ông nói

Ghi nhận của VnExpress, cộng đồng doanh nghiệp đang có nhiều phản ứng trái chiều về việc công bố danh sách các dự án thế chấp. Những chủ đầu tư bị công bố thông tin sai lệch đang hành động khá tích cực bằng cách minh bạch thủ tục pháp lý để củng cố niềm tin với khách hàng. Những chủ đầu tư bị công bố đúng tình trạng thế chấp chọn cách im lặng, xử lý nội bộ với người mua nhà. Nhưng 77 dự án được công bố thế chấp ngân hàng vừa qua được Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM, Lê Hoàng Châu xác nhận chưa phản ánh đúng thực trạng thế chấp của gần 600 dự án đã và đang triển khai trên địa bàn.

Nhiều ý kiến cho rằng tảng băng chìm là hàng trăm dự án còn lại tại TP HCM chưa được công bố thế chấp ngân hàng liệu có lịch sử tài chính rõ ràng hay không vẫn là câu hỏi lớn. Và cuộc chiến minh bạch pháp lý trên thị trường chung cư sẽ chỉ là nửa vời nếu như việc công bố dự án thế chấp còn thiếu thông tin như hiện nay.

Một chuyên gia bất động sản hoạt động 15 năm tại thị trường TP HCM cho biết, cuộc chiến minh bạch thông tin các dự án bán nhà hình thành trong tương lai khá cam go và đầy thách thức. Cam go vì thông tin công bố chưa đầy đủ, chưa phân loại cụ thể cũng như chưa bao quát được toàn bộ thị trường. Thách thức vì các quy định của pháp luật chưa chặt chẽ về vấn đề này, đồng thời thông tin thiếu chính xác có thể gây hiểu nhầm, làm nhiễu loạn thị trường. "Nếu tất cả các doanh nghiệp không công bố thông tin đều bị phạt nặng và bị cảnh cáo công khai như trên thị trường chứng khoán thì may ra mới tạm gọi là minh bạch", ông đánh giá.

Tổng giám đốc Công ty Việt An Hòa, Trần Khánh Quang cho rằng, tính minh bạch của thị trường thách thức không chỉ người mua nhà, các doanh nghiệp bất động sản mà còn là đòn cân não đối với cơ quan quản lý. Nếu công bố sai hoặc chưa chính xác, gây thiệt hại cho doanh nghiệp và cá nhân, cơ quan quản lý có thể đối diện với việc khiếu nại và khiếu kiện. Nếu công bố chưa đủ, thị trường bất động sản có thể xảy ra kịch bản "vàng thau lẫn lộn", thiếu công bằng, càng không thể bảo vệ khách hàng một cách triệt để.

Theo ông Quang, bên cạnh việc kêu gọi các chủ đầu tư chủ động công khai tình trạng pháp lý của dự án, cơ quan quản lý nhà nước phải có công cụ giám sát, chế tài việc mập mờ thông tin cho toàn bộ thị trường. "Việc cấp bách cần làm ngay là công bố những dự án đang thế chấp quyền tài sản, vì đây là diện khó xử lý hơn thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất", ông Quang nhận định.

Chủ đầu tư cần giải chấp căn hộ đã thế chấp trước khi chào bán

Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã lần lượt công bố các dự án bất động sản đang thế chấp tại các ngân hàng, đây được xem như một động thái “minh bạch” hơn về thị trường này.

Tuy nhiên, nếu chỉ dừng ở việc công bố danh sách theo kiểu liệt kê rất dễ gây tâm lý hoang mang cho khách hàng khi mua nhà và tác động xấu đến thị trường.

Chuyên gia Đặng Hùng Võ cho rằng, nhiều dự án thế chấp ngân hàng với tỷ lệ khoảng 10% thì cũng không thể khẳng định gây nguy hiểm cho thị trường.

Nếu phát hiện được trường hợp thế chấp cụ thể tất cả các căn hộ trong tương lai hoặc hiện tại ở một hay đồng thời nhiều ngân hàng thì sẽ là câu chuyện nghiêm trọng cần tính toán.

Còn nếu dự án đem đi thế chấp tổng thể nhưng không có căn hộ nào đi thế chấp thì câu chuyện đó là bình thường. Tuy nhiên, quyền thế chấp thuộc chủ đầu tư nhưng nếu khi tung hàng ra bán các căn hộ trong dự án đó thì buộc giải chấp cho các căn hộ đó.

Ông Đặng Hùng Võ cho rằng, đây mới chính là điều cần làm minh bạch chứ không chỉ dừng ở mức công bố chung chung danh sách các dự án bất động sản đang thế chấp tại ngân hàng, bởi người dân nếu không hiểu cặn kẽ vấn đề sẽ rất hoang mang.

Theo quy định, trường hợp chủ đầu tư đã thế chấp dự án nhưng có nhu cầu huy động vốn để phân chia nhà ở theo quy định của pháp luật, hoặc có nhu cầu bán, cho thuê, mua nhà ở đó thì phải giải chấp trước khi ký hợp đồng huy động vốn góp, hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở với khách hàng (trừ trường hợp được bên góp vốn, bên mua, thuê mua nhà ở và bên nhận thế chấp đồng ý). Do đó, nếu đúng các quy trình trên này thì chuyện thế chấp dự án vẫn đảm bảo các quy định.

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh Lê Hoàng Châu phân tích, doanh nghiệp thế chấp tài sản để vay vốn làm ăn là bình thường, nhất là lĩnh vực bất động sản với nhu cầu nguồn vốn rất lớn.

Hoạt động thế chấp dự án, nhà ở, công trình để vay vốn tín dụng ngân hàng phát triển dự án và hoàn thành công trình nhà ở. Sau đó, thực hiện giải chấp cũng là việc bình thường của các doanh nghiệp bất động sản.

Chủ đầu tư dự án đã bị thế chấp vẫn được quyền bán, chuyển nhượng, cho thuê nhà ở của dự án với điều kiện phải được ngân hàng nhận thế chấp có văn bản chấp thuận.

Người mua nhà tại các dự án đã bị thế chấp có quyền yêu cầu chủ đầu tư cung cấp văn bản mà ngân hàng chấp thuận cho chủ đầu tư được bán nhà, căn hộ hình thành trong tương lai để huy động vốn.

Trước những lo lắng và hoang mang của khách hàng đang có nhu cầu mua nhà, ông Lê Hoàng Châu khuyến cáo xem xét kỹ quy trình thực hiện thế chấp, giải chấp của chủ đầu tư đối với dự án đó. Khi ký hợp đồng mua-bán căn hộ, khách hàng nên yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thông báo giải chấp căn hộ đó từ ngân hàng đang cầm cố dự án.

Bên cạnh đó, chứng thư bảo lãnh mua nhà hình thành trong tương lai của ngân hàng theo quy định mới của Luật cũng rất cần thiết.

Về phía cơ quan chức năng, nơi công bố danh sách các dự án bất động sản đang thế chấp tại ngân hàng cũng khẳng định tình trạng này luôn được kiểm soát chặt; không để xảy ra việc người mua nhà ở các dự án thế chấp bị ảnh hưởng quyền cấp giấy chứng nhận sở hữu. Chủ đầu tư phải đảm bảo quyền lợi cho khách hàng mua nhà tại dự án do mình bán./.

Bất động sản Sài Gòn: Nguồn cung dồi dào nhưng vẫn “đỏ mắt” tìm nhà 1 tỷ

Tại TP.HCM hiện nay nhu cầu về nhà ở với sản phẩm căn hộ bình dân, có giá bán vừa túi tiền khoảng 700 triệu đến tầm 1 tỷ là rất lớn. Đối tượng chính là dân văn phòng, các cặp vợ chồng trẻ… mới tích lũy được một khoản tiền khoảng vài trăm triệu, vay thêm người thân, ngân hàng để sở hữu một tổ ấm.
Nhưng thực tế dù tốc độ dự án nhà ở mọc lên ở khắp các khu vực thành phố, nhất là khu Đông, Nam nhưng người mua nhà cũng không dễ để chọn cho mình được nơi ở phù hợp bởi số dự án vừa túi tiền không nhiều mà nếu có thì cũng gặp những điểm hạn chế về một số mặt.
Chị Kim Anh, làm kế toán cho một tập đoàn ở quận 1. Đầu tháng 7 vừa qua chị cùng gia đình đã dọn về sống tại căn hộ dự án Flora Anh Đào, quận 9, sau một thời gian đảo nhiều vòng các quận như Bình Tân, Quận 2… để tìm nhà.
“Lúc đầu, mình có xem một dự án bên Bình Tân giá khá mềm khoảng 700 triệu nhưng xem nhà mẫu xong thì thấy không ưng ý về chất lượng nội thất, di chuyển tới chỗ làm cũng khá lâu vì kẹt xe”, chị Kim Anh chia sẻ. Sau đó, chị chuyển ý định tìm nhà dự án ở khu Đông thành phố vì biết rất nhiều dự án được triển khai thời gian qua.
Dự án tiếp theo mà chị ghé xem tọa lạc ở gần vòng xoay cầu Bến Thủy, quận 2. Dự án này được giới thiệu là có giá cạnh tranh so với nhiều dự án cùng khu vực, khoảng dưới 1 tỷ/căn. Tuy nhiên, mặc dù từ đây tới quận 1 chỉ mất khoảng 15 phút nhưng chị đã “buông” dự án này vì chị ái ngại con đường Đồng Văn Cống dẫn vào dự án có lượng xe container dày đặc…
Chị Kim Anh cũng được một người bạn giới thiệu dự án khoảng 1,3 tỷ/căn cũng ở quận 2 có nhiều tiện ích hấp dẫn tuy nhiên do dự án này cũng tọa lạc tại con đường nói trên nên chị đã từ chối. Còn nhiều dự án khác trong khu vực quận 2 nhưng đa phần là dòng “sang chảnh” nên nằm ngoài tầm ngắm của chị.
Chị quyết định chuyển hướng tìm hiểu dự án ở khu vực quận 9 (giáp quận 2) tức là phải di chuyển xa hơn một chút.
Ngay khi tìm hiểu và tham quan nhà mẫu Flora Anh Đào chị Kim Anh đã quyết định xuống tiền đặt chỗ một căn hộ tại dự án này vì thấy phù hợp với nhiều tiêu chí chọn của mình.
Nhu cầu tìm nhà 1 tỷ rất lớn
Theo báo cáo tổng kết 6 tháng đầu năm 2016 của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), so với năm 2015 là năm mà thị trường bất động sản thành phố đã có sự tăng trưởng rất mạnh thì 6 tháng đầu năm 2016, thị trường đã có dấu hiệu chững lại, tiềm ẩn những yếu tố gây bất ổn.
Một trong đó là dấu hiệu lệch pha sang phân khúc bất động sản cao cấp trong khi thiếu sản phẩm căn hộ bình dân quy mô vừa và nhỏ có 1-2 phòng ngủ, có giá bán vừa túi tiền. Thống kê 34 dự án được Sở Xây dựng TP.HCM xác nhận đủ điều kiện huy động vốn với 14.901 căn, tăng 1,8 lần, riêng căn hộ trung - cao cấp tăng đến 16%, căn hộ bình dân giảm 18,9% so với cùng kỳ năm trước.
Ông Lê Hoàng Châu Chủ tịch HoREA, hiện nhu cầu nhà ở có giá bán tìm kiếm 1 tỷ là rất lớn, mức giá này phù hợp với khả năng thu nhập của phần lớn người lao động tại thành phố.
Ông cho biết, một minh chứng rõ nét cho thấy sự quan tâm lớn của người dân tới sản phẩm vừa túi tiền đó là hình ảnh hàng trăm người chen nhau xếp hàng để tìm mua căn hộ tại dự án căn hộ 9 View, quận 9 hay dự án I - Home Xa lộ Hà Nội cũng lôi cuốn đông khách hàng với những căn hộ có giá bán dưới 1 tỷ/căn.
Doanh nghiệp đầu tư dự án này đã đánh trúng tâm lý người mua nhà về giá cả khi công bố mức giá chỉ 880 triệu đồng/căn có 2 phòng ngủ.
Theo báo cáo của Savills, trong quý II/2016 tại TP.HCM có 19 dự án mới và giai đoạn 2 của một dự án hiện hữu được mở bán, cung cấp hơn 8.700 căn hộ, tăng trưởng 15% theo quý. Tổng nguồn cung sơ cấp của thị trường này đạt hơn 40.100 căn hộ.
Savills cũng cho biết từ quý III/2016 đến năm 2018, dự kiến hơn 35.000 căn hộ sẽ gia nhập thị trường. Như vậy có thể thấy, cung nhà ở là rất lớn và cầu cũng không nhỏ. Nhưng để cung cầu gặp nhau thì chắc chắn nguồn cung phải đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường.
Ông Lê Hoàng Châu từng nhận định, một thị trường bất động sản vững bền thật sự chỉ khi đáp ứng được nhu cầu nhà ở của số đông bộ phận dân chúng, số đông đó chính là những người có thu nhập làng nhàng, thấp tại các thành phố.

Ngân hàng Chính sách Xã hội lý giải điều kiện vay vốn nhà ở xã hội

Chiều 10/8, Ngân hàng Chính sách Xã hội cho biết, sau khi ngân hàng này ban hành văn bản số 2526/NHCS-TDSV về việc hướng dẫn nghiệp vụ cho vay ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội; đã có nhiều thắc mắc của người dân liên quan đến quy định khi vay vốn chương trình này. Ngân hàng Chính sách Xã hội đã có lý giải liên quan đến những thắc mắc của người dân.
Văn bản số 2526/NHCS-TDSV quy định, khi vay vốn tại Ngân hàng Chính sách Xã hội, người vay vốn phải thực hiện gửi tiền tiết kiệm hàng tháng tại Ngân hàng Chính sách Xã hội với thời gian gửi tối thiểu 12 tháng kể từ ngày ký Hợp đồng tín dụng. Mức gửi hàng tháng tối thiểu bằng mức trả nợ hàng tháng của người vay vốn.
Với quy định trên, dư luận cho rằng đang gây khó cho đối tượng được vay vốn là người thu nhập thấp. Nhiều ý kiến thắc mắc, giả sử hàng tháng người được vay vốn phải trả gói vay 5 triệu đồng.
Vậy với quy định trên, người vay sẽ gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách Xã hội tối thiểu 5 triệu đồng trong 12 tháng hay mỗi tháng người vay sẽ phải tiết kiệm gửi 5 triệu đồng? Tức là cùng với tiền phải trả 5 triệu đồng/tháng, người vay sẽ phải gửi tiếp 5 triệu đồng/tháng (thời hạn 12 tháng), tổng cộng 10 triệu đồng/tháng.
Về vấn đề này, Ngân hàng Chính sách Xã hội lý giải, cơ sở để cơ quan này quy định là chấp hành và triển khai Khoản 2, Điều 74, Luật nhà ở số 65/2014/QH13 quy định: “Ngân hàng Chính sách Xã hội được thực hiện huy động tiền gửi tiết kiệm của hộ gia đình, cá nhân trong nước có nhu cầu mua, thuê mua nhà ở xã hội để cho các đối tượng này vay với lãi suất ưu đãi và thời hạn vay dài hạn sau một thời gian gửi tiết kiệm nhất định.”
Khoản 5, Điều 13, Chương III Nghị định 100/NĐ-CP quy định: “Khách hàng là hộ gia đình, cá nhân khi vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội phải thực hiện việc gửi tiết kiệm hàng tháng, với thời gian tối thiểu 12 tháng và mức gửi theo quy định của bên cho vay.”

Trên cơ sở thực tế điều kiện tài chính của người vay và chia sẻ khó khăn với người vay, văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cho vay, người vay vốn chỉ phải đáp ứng đủ điều kiện thực hiện gửi tiền tiết kiệm hàng tháng tại Ngân hàng Chính sách Xã hội với thời gian gửi tối thiểu 12 tháng kể từ ngày ký Hợp đồng vay vốn.

Mức gửi hàng tháng tối thiểu bằng mức trả nợ hàng tháng của người vay vốn chứ chưa phải thực hiện gửi tiết kiệm sau một thời gian nhất định mới được vay như Luật nhà ở cho phép Ngân hàng Chính sách Xã hội được làm.

Điều kiện này được hiểu như sau, kể từ khi khách hàng ký hợp đồng vay vốn, khách hàng phải gửi tiền tiết kiệm tối thiểu 12 tháng. Như ví dụ ở trên, nếu hàng tháng khách hàng có dự định trả 5 triệu tiền vay thì số tiền gửi tiết kiệm cũng tối thiểu bằng 5 triệu đồng.

Ngân hàng Chính sách Xã hội cũng quy định “người vay vốn chưa phải trả nợ gốc trong thời gian ân hạn 12 tháng kể từ ngày nhận khoản vay đầu tiên.” Như vậy nếu hiểu phải nộp 10 triệu một tháng là chưa đúng.

Mặt khác, số tiền 12 tháng gửi tiết kiệm đó với lãi suất Ngân hàng Chính sách Xã hội đang đề nghị bằng lãi suất vay vốn sau này hết thời gian ân hạn thì sẽ chuyển sang “trích thu nợ gốc, thu lãi theo thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng vay vốn giữa người vay vốn và Ngân hàng Chính sách Xã hội."

Những quy định này không tạo thêm khó khăn nào cho người vay vốn./.

Cuộc đua khai phá thị trường nhà phố 24 triệu căn

Theo tính toán của giới đầu tư, nếu chỉ từ 5-10% nhà ở trên cả nước cho thuê, mua và bán cũng mang lại một thị trường hấp dẫn với hàng triệu giao dịch.Theo thống kê điều tra về nhà ở tháng 9/2015, cả nước có hơn 24 triệu căn nhà, trong đó tập trung nhiều nhất tại các đô thị lớn, riêng TPHCM có đến hơn 2 triệu căn nhà, Hà Nội gần 1,9 triệu.
Dịch vụ thuê và bán, mua đầy tiềm năng nên một thập niên qua, không ít công ty đã tham gia vào. Nhìn bên ngoài các giao dịch nhà đất đều đơn giản, nhưng khi làm mới thấy hàng loạt vấn đề phức tạp. Theo cộng đồng môi giới, pháp lý là khâu phức tạp nhất, nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình mua bán. Vướng mắc pháp lý nếu không kiểm tra kỹ từ đầu, thì giao dịch kéo dài hoặc thất bại. Vì vậy, môi giới thường tập trung vào “sân nhà” để dễ hoạt động.
Không chỉ vậy, thị trường này rộng nhưng không dễ tiếp cận, vì không ổn định lại nhiều rủi ro. Nhiều người đã từng tham vọng đánh chiếm thị trường này nhưng hầu như phải dừng chân, bởi khó cạnh tranh với những cò đất truyền thống bám địa bàn lâu năm. Nhiều cổng thông tin giao dịch nhà phố đã dừng “cuộc chơi” sớm hoặc hoạt động cầm chừng do không thể thâm nhập sâu.
Hiện, nhu cầu mua bán nhà phố, nhà lẻ trên thị trường thứ cấp chiếm tới 70-80% tổng số giao dịch. Song, lại chưa có nơi nào quy tụ được tất cả các sản phẩm và kết nối môi giới để cùng thực hiện các thương vụ mua bán. Đây chính là cơ hội cho những nhà đầu tư có tham vọng xây dựng một quy trình hiện đại, tiếp cận được khách hàng trên phạm vi rộng lớn, nhanh chóng.
> Xem thêm dự án khu đô thị gamuda city
Ông John Lê, người sáng lập Propzy Việt Nam cho biết, đơn vị này đã ứng dụng công cụ Uber bất động sản với tên gọi PROPZY SAM (sales – agent management) để kết nối giới môi giới. Qua đây, mọi người được cung cấp và chia sẻ về cách thức, công cụ như: quản lý giao dịch, nhu cầu, sản phẩm,… chuẩn hóa giao dịch theo một quy trình khép kín, đảm bảo an toàn, bảo mật cao, cũng như giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả giao dịch. Quy trình mua bán cũng khép kín, quản lý được mọi thủ tục từ xem giá trị, thương lượng, đảm bảo các khoản thanh toán đến khi chuyển nhượng thành công.
Các chuyên gia bất động sản đánh giá, người Việt Nam đã quen với cách làm việc truyền thống, công nghệ hiện đại sẽ là lợi thế nhưng cần thời gian. Từ 2015 đến nay, Propzy đã ghi nhận 200 nhu cầu/ngày và chuyển giao thành công hơn 1.400 nhu cầu cho môi giới đối tác. Qua khảo sát, 90% người quan tâm đến bất động sản đã đăng nhập hệ thống là quan tâm hoặc muốn giao dịch liên quan đến nhà phố. Điều đó cho thấy, nhà phố vẫn chiếm một tỷ lệ áp đảo 80%-90% các giao dịch trên thị trường hiện nay.
Ông John Lê cho biết, hệ thống cung cấp các sản phẩm: văn phòng cho thuê, mặt bằng bán lẻ, nhà và đất ở, căn hộ, biệt thự nghỉ dưỡng… Tuy nhiên, giai đoạn này, công ty đang tập trung vào mảng nhà phố, vì giao dịch sản phẩm khá phức tạp, đòi hỏi một quy trình chuẩn mực với các dịch vụ hỗ trợ pháp lý, tài chính, thẩm định… đi kèm. Khi đã làm tốt mảng khó nhất và xây dựng một cộng đồng môi giới lớn mạnh, công khai, minh bạch, mới tập trung vào các phân khúc sản phẩm khác.
Hiện, khoảng 30% khách hàng tìm mua nhà phố ở TPHCM để sử dụng, tích lũy tài sản, mua cho con cái,.... là người các tỉnh thành. Phân khúc giá có nhu cầu nhiều nhất từ 1,2 - 2,6 tỷ/đồng, nằm trong hẻm yên tĩnh, nhà phù hợp với gia đình trẻ 2-4 người, đặc biệt phải có pháp lý rõ ràng, nguồn gốc minh bạch, tập trung tại các quận: Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Bình, Phú Nhuận…
>>>Điểm mặt dự án có giao dịch tốt nhất phía tây hà nội


Điểm mặt dự án có giao dịch tốt nhất phía tây hà nội

Nếu như trong quý I/2016, BĐS phía Tây Hà Nội chiếm hơn 60% tổng nguồn cung nói chung trên thị trường và đồng thời lượng giao dịch thành công cũng được ghi nhận ở mức cao nhất thì trong quý II “xu hướng” đó vẫn tiếp tục phát huy.
Kết quả khảo sát của nhiều đơn vị phân phối bất động sản đã cho thấy, khách hàng lựa chọn mua nhà ở khu vực này là do họ nhìn thấy những lợi ích lâu dài, bên cạnh mục đích chính mua để, nhiều khách hàng mua để đầu tư, cho thuê.
Thêm một điểm đặc biệt nữa, đó là tại khu vực này, khách hàng có rất nhiều dự án để lựa chọn từ phân khúc hạng sang đến bình dân, từ biệt thự, liền kề, chung cư cao cấp đến nhà ở thương mại giá rẻ. Cơ sở hạ tầng hoàn thiện, các sản phẩm đa dạng là lí do khách hàng “tụ hội” về khu vực phía Tây khiến tỷ lệ giao dịch tại đây tăng lên đáng kể.
Biệt thự, liền kề Vinhomes Thăng Long
Vinhomes Thăng Long là dự án cao cấp “tiêu biểu” cho loại hình biệt thự liền kề có sức thanh khoản tốt trên thị trường trong thời gian vừa qua. Trong khi hàng loạt các dự án cùng phân khúc đang loay hoay tìm kiếm khách hàng do đặc thù của sản phẩm giá rất cao, yêu cầu khách hàng khắt khe thì Vinhomes Thăng Long lại nhanh chóng chiếm được cảm tình của người mua. Minh chứng cho điều này là buổi mở bán đầu tiên của dự án được diễn ra vào cuối tháng 5 vừa qua. Hơn 1.000 khách hàng đã có mặt tại nơi tổ chức sự kiện để được giới thiệu về dự án, tìm hiểu và đặt mua. Một lượng lớn căn hộ ngay sau ngày mở bán đã tìm thấy chủ nhân.
Vinhomes Thăng Long là dự án biệt thự sinh thái đẳng cấp, hạ tầng và dịch vụ tiện ích đầy đủ, hoàn hảo. Tọa lạc ở phía Tây Thành phố, với gần 800 căn biệt thự đều có sân vườn trước và sân vườn sau, Vinhomes Thăng Long mở ra một cuộc sống mới, một không gian kiến trúc thanh bình trong lòng thành phố náo nhiệt và hiện đại. Tuy nhiên, để sở hữu một biệt thự, liền kề tại đây, khách hàng sẽ phải có nguồn tài chính tương đối mạnh. Được biết, giá mỗi căn liền kề thấp nhất cũng vào khoảng gần 7 tỷ đồng.
>>>Dự án Thanh Hà Cienco 5 thi công công trình không phép
Chung cư cao cấp Eco – Green City
Lễ Mở bán các tòa căn hộ tại Eco – Green City luôn chật kín khách hàng tới tham dự
Lễ Mở bán các tòa căn hộ tại Eco – Green City luôn chật kín khách hàng tới tham dự
Nói đến phân khúc chung cư cao cấp hút khách nhất ở phía Tây Hà Nội không thể không nhắc tới Eco – Green City - dự án có sức thanh khoản tốt ở tầm tiền 2 tỷ đồng/ căn. Eco – Green City nổi lên như một “bức thành trì” ở đường Nguyễn Xiển - Tây Nam Hà Nội với 4 tòa căn hộ cao 35 tầng. Vị trí đắc địa, giá cả hợp lý, chất lượng xây dựng chuẩn quốc tế, các tòa căn hộ Eco – Green City đã nhanh chóng “cháy hàng” sau một thời gian mở bán. Khách hàng đến tham dự Lễ Mở bán tòa căn hộ của Eco – Green City vào các ngày cuối tuần cũng đã quá quen thuộc với hình ảnh văn phòng bán hàng chật kín khách đến tham quan, đặt mua. Có những tòa mới “ra hàng” với khoảng gần 500 căn hộ nhưng chỉ sau hai tháng đại đa số đã có chủ nhân.
Không ít những khách hàng vì đắn đo quyết định mà lỡ mất cơ hội mua được căn hộ chung cư cao cấp với giá cả hợp lý. Lý giải về “sức nóng” của dự án, đại đa số người mua đều cho rằng, yếu tố vị trí và giá cả là đầu tiên. Nhưng quan trọng nữa đó chính là sự tin tưởng vào chất lượng sống tại dự án. Eco – Green City có chất lượng xây dựng đảm bảo với công nghệ hiện đại, vật liệu xây dựng cũng như trang thiết bị hoàn thiện trong căn hộ đúng tiêu chuẩn quốc tế. Thậm chí có những thiết bị trong căn hộ, chủ đầu tư sử dụng loại đẳng cấp hơn loại đã cam kết trong hợp đồng kí với khách hàng. Điều này đã khiến cho người mua nhà thực sự hài lòng.
Bên cạnh đó, không gian sống tại Eco – Green City được thiết kế đúng chất của một không gian sinh thái với hệ thống cây xanh phủ khắp, vườn hoa, lối dạo bộ, quảng trường, khu vui chơi trẻ em và khu thư giãn cho người già. Được biết, dự án đang mở bán tòa căn hộ CT2 – tòa cuối cùng trong quần thể chung cư cao cấp Eco – Green City với mức giá chỉ từ 1.8 tỷ đồng/căn và hỗ trợ lãi suất 0% đến khi chủ đầu tư thông báo giao nhà. Đây là chính sách hỗ trợ tài chính mạnh mẽ cũng như thông điệp cam kết giao nhà đúng tiến độ chắc chắn từ phía chủ đầu tư.
Chung cư thương mại giá bình dân FLC Garden City
Nếu như ở nhiều dự án khác, phải mất vài tỷ đồng khách hàng mới được sở hữu một căn hộ trong quần thể đầy đủ dịch vụ tiện ích, không gian sống trong lành thì FLC Garden City là sự lựa chọn hợp lý cho khách hàng có khoản tích lũy không nhiều ở phía Tây Hà Nội. Chỉ từ 864 triệu đồng, người mua nhà đã có cơ hội sở hữu căn hộ chung cư hiện đại tại FLC Garden City. Hơn 800 triệu đồng được đánh giá là chi phí hết sức phù hợp để mua một căn nhà với các gia đình trẻ, gia đình có thu nhập trung bình ở Hà Nội. Đánh trúng tâm lý của đại đa số khách hàng nên không khó để giải thích vì sao các buổi mở bán tòa căn hộ HH2, HH3 FLC Garden City lại đông người đến tìm hiểu như vậy.
Theo ghi nhận, có những buổi lễ mở bán chỉ kéo dài gần 3 tiếng đồng hồ nhưng đã có hơn 60 giao dịch thành công.
Tòa căn hộ HH2, HH3 FLC Garden City thu hút khách hàng có tầm tài chính trên dưới một tỷ đồng
Tòa căn hộ HH2, HH3 FLC Garden City thu hút khách hàng có tầm tài chính trên dưới một tỷ đồng
Khu đô thị FLC Garden City được mệnh danh là nơi “sống xanh – sống sạch – sống cân bằng” nhất nhì phía Tây Hà Nội. Tại khu đô thị có đầy đủ hệ thống bể bơi, khu vui chơi ngoài trời, phòng tập gym, yoga, trung tâm thương mại, trường mầm non chất lượng cao… Đặc biệt, tại FLC Garden City có hệ thống cây xanh phủ khắp và hồ điều hòa rộng hơn 7.000 m2.
Bên cạnh các dự án tiêu biểu nêu trên, bất động sản phía Tây Hà Nội còn đang đón nhận một lượng lớn các dự án khác đến từ nhiều chủ đầu tư uy tín. Nguồn cung căn hộ sẽ ngày càng trở nên dồi dào hơn và người được lợi không ai khác chính là khách hàng vì khi đó họ sẽ có nhiều cơ hội được lựa chọn căn hộ chất lượng cao với chi phí hợp lý nhất.


Dự án Thanh Hà Cienco 5 thi công công trình không phép

Theo tìm hiểu của PV, ngày 4/7/2016, Đội Thanh tra Xây dựng quận Hà Đông đã lập biên bản vi phạm hành chính về hoạt động xây dựng đối với Cienco 5 Land. Biên bản ghi rõ: Lập biên bản vi phạm hành chính đối với Công ty Cienco 5 Land , đại diện là ông Lê Thanh Thản – Chủ tịch Hội đồng quản trị, đã tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng.
Cụ thể: Xây dựng móng tại lô đất liền kề 13 trên diện tích hơn 1500m2 và lô đất liền kề 14 trên diện tích hơn 2200m2. Vi phạm quy định tại điểm C, khoản 6, điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP (ngày 10/10/2013) của Chính phủ.
Theo đó, Đội Thanh tra Xây dựng quận Hà Đông đã yêu cầu công ty Cienco 5 Land ngừng thi công xây dựng công trình xin giấy phép xây dựng theo đúng thời hạn quy định.
Ngày 12/7/2016, Đội Thanh tra xây dựng quận Hà Đông đã có tờ trình về việc đề nghị ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng đối với Công ty Cienco 5 Land tại khu đô thị mới Thanh Hà, phường Kiến Hưng, quận Hà Đông. Theo Đội Thanh tra xây dựng quận Hà Đông, việc ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng đối với trường hợp vi phạm trên là kịp thời, cần thiết và đúng quy định của pháp luật.
Đội Thanh tra Xây dựng quận Hà Nội đề nghị đồng chí Phó Chủ tịch UBND quận Hà Đông xem xét và ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng đối với trường hợp trên.
Về vấn đề này, một cán bộ đội Thanh tra Xây dựng quận Hà Đông cho biết, dự án khu đô thị Thanh Hà Cienco 5 đã có quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết, tỷ lệ 1/500. Theo quy định sau khi Bộ Xây dựng điều chỉnh hầu hết những công trình ở đây là công trình thấp tầng phải về Sở xây dựng tham gia ý kiến thiết kế cơ sở thì bước đó chủ đầu tư chưa làm.
Trong văn bản của TP cũng nêu rõ dự án lớn có nhiều hạng mục thấp tầng, chức năng thì phải cấp phép, phải có sự tham gia của Sở Xây dựng mới quản lý tốt được. Liền kề 13, 14 nằm trên địa phận quận Hà Đông thuộc phạm vi điều chỉnh của quyết định của TP – vị cán bộ nêu rõ.
Trao đổi về vấn đề này, một lãnh đạo của Cienco 5 khẳng định dự án khu đô thị Thanh Hà Cienco 5 đã có quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết. Còn về việc tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng và Đội Thanh tra Xây dựng quận Hà Đông đã lập biên bản vi phạm hành chính về hoạt động xây dựng đối với Cienco 5 Land vị này nói: chưa nắm rõ và sẽ cho kiểm tra lại.
Theo một nguồn tin của VietNamNet, sau khi Đội Thanh tra xây dựng quận Hà Đông lập biên bản vi phạm hành chính về hoạt động xây dựng đối với Cienco 5 Land phường Kiến Hưng đã ngừng cắt điện cắt nước dẫn đến hành vi vi phạm, có phương án tránh ảnh hưởng đến khu vực xây dựng trên địa bàn Thanh Oai.
Về phía quận Hà Đông, sau khi Đội Thanh tra xây dựng quận Hà Đông đã có tờ trình về việc đề nghị ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng đối với Công ty Cienco 5 Land tại khu đô thị mới Thanh Hà , phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, quận vẫn chưa ra quyết định xử phạt hành chính lý do thiếu giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
Cũng liên quan đến dự án này, ngày 25/6/2016, Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an đã ra văn bản yêu cầu dừng hoạt động huy động vốn liên quan đến kinh doanh BĐS thuộc Dự án Thanh Hà-Cienco 5.
Cụ thể, văn bản số 454/CV-ANĐT-P5 nêu rõ: Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an đang điều tra, xác minh vụ việc có dấu hiệu cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong việc thực hiện dự án BT đầu tư đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây (cũ) và các dự án hoàn vốn: Khu đô thị Thanh Hà Cienco 5 (trước đây là Thanh Hà A, Thanh Hà B), Mỹ Hưng- Cienco 5 do Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 5-CTCP (Cienco 5) là nhà đầu tư/chủ đầu tư.
Kết quả điều tra đến nay, xác định có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc Cienco 5 Land huy động vốn liên quan đến việc kinh doanh các sản phẩm bất động sản thuộc dự án khu đô thị Thanh Hà-Cienco 5, ảnh hưởng xấu đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân liên quan.
Từ đó, cơ quan An ninh Điều tra yêu cầu Cienco5 Land dừng ngay việc huy động vốn liên quan đến việc kinh doanh các sản phẩm bất động sản thuộc Dự án khu đô thị Thanh Hà-Cienco5.
Trong khi đó, vào khoảng đầu tháng 6 vừa qua Cienco 5 Land đã bán đất nền dưới hình thức “đăng ký nguyện vọng/hứa mua tài sản”. Trong đó người mua sẽ nộp 50% giá trị lô đất. Theo luật sư Nguyễn Thế Truyền – Giám đốc Công ty Luật Hợp danh Thiên Thanh, khách hàng khi mua nhà tại dự án sẽ gặp những rủi ro là đã nộp tiền rồi không biết đến bao giờ mới được triển khai liệu có cam kết theo đúng tiến độ hay không bởi bản thân dự án đang bị vướng vào điều tra của các cơ quan có thẩm quyền.
“Việc có được bàn giao đúng tiến độ hay không là câu chuyện bắt buộc các nhà đầu tư phải quan tâm. Bởi khi bỏ đồng vốn ra họ phải quan tâm đến việc thu hồi vốn và thanh khoản cũng như hưởng lợi ích từ việc thu hồi vốn đó như thế nào. Trong khí đó, khách hàng bỏ ra 50% số tiền mới chỉ là hợp đồng hứa mua/đặt mua/giấy đăng ký mua chứ đã phải hợp đồng mua bán đâu. Bởi hợp đồng mua bán thì phải có thời điểm chuyển giao nghĩa vụ lúc nào thì nộp tiền lúc nào thì giao đất giao nhà. Nhưng điều này không có và đây là rủi ro lớn nhất có thể vì ham rẻ dẫn đến việc bị cò mồi đẩy giá đưa lên.
Còn đăng ký mua/hứa mua... không phải loại hợp đồng được quy định trong luật pháp Việt Nam, giá trị pháp lý của nó còn phụ thuộc quá nhiều vào các yếu tố khác. Chỉ mua bán hoặc hứa mua hứa bán khi là chủ sở hữu, vấn đề này hiện nay đối với Mường Thanh và Cienco 5 Land còn đang chưa rõ ràng.
Có những rủi ro pháp lý khác thì chưa biết được bởi vì còn phải xem xét có sai hay không hoặc sai đến đâu sai như thế nào” – luật sư Truyền phân tích.
>>> Xem thêm : biệt thự gamuda
 
Chung cư Hà Nội Chung cư Hà Nội Chung cư Hà Nội Chung cư Hà Nội Chung cư Hà Nội Chung cư Hà Nội Chung cư Hà Nội